Hạnh Phúc Đến Từ Đâu ?

Thứ bảy - 08/07/2017 13:50
Chúng ta có việc làm, chúng ta rất hạnh phúc. Nhưng tại thời điểm mà bạn không hài lòng với nó nữa, ngay lập tức bạn không còn thấy hạnh phúc với công việc đó, tương tự như vậy bạn sẽ không còn hạnh phúc với ngôi nhà, với tất cả mọi điều... Tôi không muốn nói các bạn đừng theo đuổi thành công nhưng việc trưởng dưỡng cảm giác hài lòng và biết ơn trân trọng những gì mình đang có trong cuộc đời này là phần cốt yếu của một cuộc sống hạnh phúc. 
TB23fhOeXXXXXXTXXXXXXXXXXXX !!62170935 jpg 600x600
TB23fhOeXXXXXXTXXXXXXXXXXXX !!62170935 jpg 600x600
Tôi không muốn nói các bạn đừng theo đuổi thành công, nhưng việc trưởng dưỡng cảm giác hài lòng và biết ơn trân trọng những gì mình đang có trong cuộc đời này là phần cốt yếu của một cuộc sống hạnh phúc. Hạnh phúc trong luân hồi đến chính từ sự hài lòng của chúng ta. 
~ Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa
 
Đầu tiên là chủ đề làm sao sống tốt hàng ngày. Tôi nghĩ rằng về điều này chúng ta có thể liên hệ đến pháp thực hành thông thường là ngoại Ngondro. Ngondro cũng có đề cập đến cái chết nhưng tôi muốn đề cập về phần liên quan đến sự sống, đó là thiền tri ân. Thiền tri ân rất quan trọng. Có thể đó chỉ là những điều tưởng chừng như đơn giản như: tôi còn sống, tôi không bị bệnh, tôi không bị đau răng, tôi có rất nhiều: Thượng sư, các vị giáo thọ, bạn bè, một ngôi nhà đẹp... Chúng ta phải tri ân tất cả những điều tưởng như bình thường như vậy.
 

 
Tôi nhớ rằng khi còn trẻ đã có lần tôi thỉnh Đức Pháp Vương xin Ngài khai thị cho tôi biết hạnh phúc là gì trong thế giới luân hồi này? Ý nghĩa của hạnh phúc là gì? Hạnh phúc đến từ đâu? Tôi đã nghĩ rằng Đức Pháp Vương sẽ nói đó là tình yêu thương như tình yêu thương dành cho gia đình, từ đó sẽ dẫn đến hạnh phúc. Nhưng Ngài đã nói rằng hạnh phúc trong luân hồi đến chính từ sự hài lòng của chúng ta. Khi chúng ta thực sự suy nghĩ về điều này, chúng ta sẽ thấy nó rất đúng. Đúng là bạn có thể được hạnh phúc từ gia đình nhưng chỉ khi bạn trân trọng, biết ơn và có sự hài lòng ở đó. Từ lúc mà bạn không còn trân trọng biết ơn gia đình nữa, gia đình của bạn sẽ không là nơi hạnh phúc cho bạn nữa, và bạn muốn thay chồng, đổi vợ.
 

 
Chúng ta có việc làm, chúng ta rất hạnh phúc. Nhưng tại thời điểm mà bạn không hài lòng với nó nữa, ngay lập tức bạn không còn thấy hạnh phúc với công việc đó, tương tự như vậy bạn sẽ không còn hạnh phúc với ngôi nhà, với tất cả mọi điều... Tôi không muốn nói các bạn đừng theo đuổi thành công nhưng việc trưởng dưỡng cảm giác hài lòng và biết ơn trân trọng những gì mình đang có trong cuộc đời này là phần cốt yếu của một cuộc sống hạnh phúc.
 

 
Đôi khi tôi cũng nói đùa với những người quanh tôi, những con người hiện đại rằng họ cho rằng  những người thực hành tâm linh chúng ta hơi kỳ quặc, không bình thường, suốt ngày lên chùa. “Họ rất khùng. Họ chẳng thực tế chút nào, cứ như người đi trên mây và tin vào những điều mê tín dị đoan. ”Họ nghĩ về chúng ta như vậy. Và họ tin rằng họ rất thực tế. Nhưng tôi cũng nói đùa rằng: “Tôi nghĩ rằng chính các bạn mới là những người không thực tế”. Lấy một ví dụ là lúc này bạn không bị đau răng. Bạn có thấy tri ân, hài lòng hay hạnh phúc không. Không, bạn không hề thấy như vậy. Để bạn thấy hạnh phúc thì trước tiên bạn phải có một răng đau. Rồi bạn sẽ phải đến gặp bác sĩ, bác sĩ sẽ tiêm cho bạn một mũi rồi nhổ cái răng đau và đưa cho bạn một hóa đơn 500 đô la. Lúc đó bạn mới thấy hạnh phúc “Ôi, thế là mình không bị đau răng nữa. Hôm nay mình thật hạnh phúc. Lúc trước thì thật là khổ. ”Đó có phải là điều khá ngớ ngẩn không?.
 

 
Trước đó bạn không đau răng, không cần phải tốn tiền, không cần phải tiêm, nhưng lại không hạnh phúc. Chỉ khi phải tiêm, phải nhổ răng, và nhận được một hóa đơn thanh toán khá mắc, thì khi đó bạn lại rất hạnh phúc vì đã trở lại bình thường. Tôi thường nói đùa với mọi người rằng theo quan điểm của tôi thì những người thực hành tâm linh mới là những người thực tế còn những người hiện đại thì thực ra lại không thực tế. 

Qua đó, chúng ta thấy rằng thiền quán tri ân đem lại cho bạn niềm vui từ những gì mình có: từ công việc, gia đình, từ mọi thứ bạn có để mỗi ngày bạn thức dậy và sống một ngày trần đầy ý nghĩa và hạnh phúc.

 
 

Tác giả bài viết: (Trích từ Khai thị của Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa trong chuyến viếng thăm Việt Nam, 5/2014)

Nguồn tin: www.drukpavietnam.org

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây