Nếu 1 naga mandala này được đặt ở bất kỳ nơi nào, nơi đó trong không gian pháp giới sẽ tự kết thành đàn tràng. Nó giống như cánh cửa để kết nối với thế giới loài rồng vậy. Điều đó mang lại nhiều lợi lạc to lớn cho loài Rồng cùng các chúng sanh khác.
Bia Thái Sơn Thạch Cảm Đương là loại phù khắc chữ trên đá, có thể là tảng đá nguyên, có thể là bia đá, có thể là với tượng đồng kỳ lân hay đầu hổ, hay là tấm bia dán trên tường, trên gương bát quái…
Trong Kim Cương thừa, các pháp thực hành nói chung có thể chia thành hai giai đoạn tiếp nối nhau là giai đoạn Phát triển và giai đoạn Thành tựu. Giai đoạn Phát triển là giai đoạn tích lũy công đức còn giai đoạn Thành tựu là giai đoạn tu về Tuệ.
Hạnh phúc là tự tính của chúng ta. Hạnh phúc hiện diện ngay tại đây, vào lúc này nhưng chúng ta cần tự nhắc nhở mình nhận ra thay vì mải miết rượt đuổi theo nó.
Ngài hiểu rõ những gì tương đối đều là dối gạt, nhưng Ngài vẫn vun bồi (hai bồ công đức). Ngài thấu suốt rằng trong viên mãn chẳng có gì để thiền định, nhưng Ngài vẫn thực hành thiền định. Ngài thấy tương đối và viên mãn thảy hợp nhất,* nhưng Ngài vẫn tinh tấn thực hành. Đạo Sư Vô Song, con đảnh lễ dưới chân Ngài.
* Theo nghĩa đen. “Ngài đã thể nhập trạng thái hợp nhất bất khả phân.”
Được, mất, sướng, khổ, khen, chê, vinh, nhục những bát phong này không phải là chuyện của tâm tôi. Tất cả bát phong đó đối với tôi là giống nhau.
Việc tu tập chân ngôn có mục đích để tịnh hóa tất cả những khẩu nghiệp đã tạo trong đời này cũng như vô số đời trước. Tại sao chúng ta bị nhiều người nói xấu, tại sao không ai khen mình một câu mà chỉ đặt thêm điều tiếng, tại sao khẩu nghiệp của mình nói ra không lưu loát, rõ ràng, tại sao lời nói của ta không hiệu lực, thuyết phục?
Trong các khu chính của tu viện Sera, Tây Tạng, có Vườn tranh biện là nơi hấp dẫn nhất với khách du lịch vì tới đây, du khách sẽ được chứng kiến cảnh các vị sư trẻ tuổi hăng say trao đổi kiến thức bằng nhiều tư thế, điệu bộ lạ mắt.
Theo dân gian, tháng 7 âm lịch thường được gọi là tháng “cô hồn”, tháng không đem lại may mắn.
Sinh ra trong cõi Dục nên tham dục ái là bản chất của chúng sinh. Có thể nói rằng, không ai trong chúng ta mà không có tâm tham, niệm ái, ý dục.
“Từ vô thủy kiếp đến nay, năng lượng giác ngộ vốn sẵn đủ trong ta song chúng ta lại không hay biết. Chúng ta cần trì tụng chân ngôn để đánh thức năng lượng giác ngộ nơi chính mình”
Trì tụng chân ngôn Phật Vô Lượng Thọ công đức lợi ích không thể nghĩ bàn, lớn hơn cả việc tạo tượng bằng bảo báu, tránh được nạn chết bất đắc kỳ tử, điềm bất tường, yểm đảo, bệnh tật, ma thuật và tổn hại, tịnh hóa tất cả môi trường và phương hướng xung quanh, đón nhận vô số điều cát tường, tăng trưởng trí tuệ và sự trường thọ, hoàn thiện mục đích của đời sống siêu việt.
Ngôn từ là những dấu ấn của tâm, những kết quả – hay đúng hơn, những trạm dừng – của một chuỗi vô tận các kinh nghiệm, vươn đến từ một quá khứ xa xôi mơ hồ cho đến hiện tại, và dò dẫm tiến vào một tương lai cũng xa xôi không kém. Chúng là cái nghe được bám vào cái không thể nghe, những hình thái và năng lực tiềm tàng của tư tưởng, lớn dần lên từ chỗ siêu việt tư tưởng.
Chúng ta có việc làm, chúng ta rất hạnh phúc. Nhưng tại thời điểm mà bạn không hài lòng với nó nữa, ngay lập tức bạn không còn thấy hạnh phúc với công việc đó, tương tự như vậy bạn sẽ không còn hạnh phúc với ngôi nhà, với tất cả mọi điều... Tôi không muốn nói các bạn đừng theo đuổi thành công nhưng việc trưởng dưỡng cảm giác hài lòng và biết ơn trân trọng những gì mình đang có trong cuộc đời này là phần cốt yếu của một cuộc sống hạnh phúc.
Tuần lễ này, cùng lúc, trong khi toàn dân Hoa Kỳ mừng Ngày Lễ Độc Lập, tất cả các tín đồ Phật Giáo Tây Tạngmừng ngày sinh nhật của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14. Có những tình cờ lịch sử khó hiểu, và có lẽ chỉ giải thích được bằng giáo lý về nghiệp quả: khi dân tộc Tây Tạng rơi vào vòng lệ thuộc Trung Quốc, cũng là khi Phật giáo lan đi thật xa và đang ảnh hưởng lớn ở tầm vóc toàn cầu, kể cả đối với những người không phải là Phật tử nhưng chấp nhận một số phương pháp tu học của Đạo Phật – nổi bật là phương pháp thiền tỉnh thức đang áp dụng tại các đại học, bệnh viện, quân đội, cảnh sát, trại giam, vân vân.
Nếu chúng ta không thực hành hạnh xả ly thì chúng ta không thể thực hành được Bồ Đề Tâm, không thể giúp đỡ được mọi người và sẽ gặp rất nhiều chướng ngại trong việc phát triển Bồ Đề Tâm
Bình đẳng giới trong đạt tới giác ngộ( Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa giải đáp)
Tâm bệnh và phương pháp chữa lành (Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa giải đáp)
Rất nhiều Phật tử Đại thừa nghĩ rằng căn cơ mình rất cao, siêu việt và nghĩ rằng có thể tu tập đạt giác ngộ chỉ bằng các pháp tu tập Đại thừa hay Kim Cương thừa.